Hoàn công là gì? Tìm hiểu về hoàn công công trình xây dựng
Sau khi hoàn thiện xong nhà ở hay công trình xây dựng khác, có một thủ tục hành chính bắt buộc mà sớm hay muộn bạn phải làm là hoàn công. Hoàn công là gì? Ý nghĩa, quy trình, thủ tục, hồ sơ cần có,… của hoàn công gồm những gì? Những câu hỏi liên quan đến hoàn công công trình xây dựng sẽ được giải đáp dần dần trong bài viết sau. Các bạn hãy dành chút thời gian đọc và tham khảo luôn nhé!
Hoàn công là gì?
Có nhiều cách diễn đạt và định nghĩa cho hoàn công là gì? Như hoàn công mạch điện, chế tạo máy,… Tuy nhiên bài viết này định nghĩa hoàn công là gì theo công trình xây dựng. Đây chính là một thủ tục hành chính quan trọng trong xây dựng nhà cửa, khi hoàn thành các công trình đó. Quy trình này sẽ được các bên đầu tư, thi công xác nhận đã hoàn thành và có nghiệm thu công trình đó.
Đây là một bước cuối sau khi xây dựng, hoàn thiện công trình nhà cửa. Nó mang ý nghĩa pháp lý, có quy định rõ ràng trong Luật xây dựng 2014 được ban hành. Để hiểu rõ hơn về hoàn công là gì bạn có thể đọc, tham khảo thêm nội dung dưới đây.
Vì sao cần phải hoàn công?
Theo khái niệm hoàn công là gì có nêu rõ nó là một thủ tục hành chính và phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Là công đoạn rất quan trọng nhằm hoàn thiện tính pháp lý cho căn nhà đó. Bởi vậy hoàn công là bước cuối cùng và là điều kiện cần để cấp phát, đổi sổ hồng.
Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ sở hữu đất hoặc nhà ở phải làm. Tuy nhiên, bạn nên sớm hoàn thiện để thuận tiện và tránh phiền hà sau này.
Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.
Hơn nữa để tránh rắc rối sau này phát sinh trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại. Chủ đất, hay nhà ở đó phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.
Trường hợp nào cần hoàn công?
Theo quy định trong Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Quy trình, thủ tục hoàn công
Thường thì khi thắc mắc hoàn công là gì, chắc chắn bạn sẽ băn khoăn hoàn công có quy trình và thủ tục như nào, có rườm rà, rắc rối không? Nếu vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, nắm rõ các thông tin liên quan cụ thể như sau:
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị cho hoàn công
Tại quy định pháp luật là Thông tư 05/2015/TT-BXD, để hoàn công cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cụ thể như sau:
- Giấy phép xây dựng: Là xác nhận cho phép thực hiện việc xây dựng công trình, nhà cửa,… trong phạm vi được cấp phép đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
- HĐ xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có): Chủ sở hữu, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, giám sát, thi công. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình trong dự án công trình xây dựng đó. Nó được soạn thảo ra giấy làm nhiều bản và có ký kết, lưu giữ lại.
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Có form sẵn, chỉ cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào.
- Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Chỉ áp dụng khi thi công công trình có sai hoặc khác so với bản vẽ thiết kế ban đầu.
- Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).
- Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).
Ngoài ra, trong quá trình xin hoàn công có thể sẽ phát sinh thêm một số giấy tờ khác có liên quan. Bạn sẽ được các cán bộ trong các cơ quan có liên quan tư vấn thêm để hoàn thiện thủ tục.
Đơn vị tham gia nghiệm thu và trách nhiệm các bên
Đới với các đơn vị tham gia nghiệm thu, xác nhận hoàn thiện công trình xây dựng nhà cửa gồm:
– Chủ đầu tư: Tổ chức việc nghiệm thu cũng như cùng chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo việc ký kết trong biên bản, giấy tờ nghiệm thu. Hoặc trực tiếp liên hệ với bên tư vấn thiết kế làm lại bản vẽ khi công trình có sự thay đổi so với cấp phép ban đầu.
– Đơn vị thi công: Đây là đơn vị trực tiếp thi công xây dựng, hoàn thiện từng giai đoạn xây dựng công trình. Từ khi bắt đầu làm nền móng đến khi xây dựng hoàn thiện, thu dọn công trường, lập bản vẽ và các giấy tờ, chứng từ liên quan đến nghiệm thu, bàn giao công trình. Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, tham gia ký kết nghiệm thu hoàn công và thực hiện đủ các nghĩa vụ như hợp đồng xây dựng đã lập.
– Đơn vị tư vấn, giám sát xây dựng (nếu có): Là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc tư vấn, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu và bàn giao. Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình theo bản vẽ thiết kế và hợp đồng xây dựng giữa các bên. Và đơn vị này cũng tham gia vào việc kiểm tra, ký xác nhận bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
– Đơn vị thiết kế công trình: Tham gia nghiệm thu công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, ngoài bản vẽ trước đó, đơn vị thiết kế phải lập lại bản vẽ theo đúng thực tế, trong trường hợp có thay đổi về công trình xây dựng so với cấp phép ban đầu.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công
Từ khái niệm hoàn công là gì, có nêu rõ nó là thủ tục hành chính nên việc xử lý chắc chắn phải có sự tham gia của các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, để giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà công việc được thuận lợi, hiệu quả, bạn cần nắm thông tin sau:
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã: Áp dụng với công trình nhà ở riêng lẻ của dân và các công trình xây dựng khác đóng trên địa bàn, thuộc quận, huyện, thị xã đó.
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn vùng có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới cấp xã.
- Sở xây dựng: Áp dụng cho những công trình xây dựng đặc biệt, cấp 1, thuộc tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, đền chùa, đình miếu, công trình trên tuyến đường hoặc trục đường giao thông lớn.
Quy trình hoàn công công trình nhà ở
Theo quy định mới nhất, quy trình hoàn công công trình xây dựng nhà ở đã đơn giản và nhanh chóng hơn với 3 bước chính sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã hoặc cấp xã nơi công trình đang xây dựng, hoặc nộp tại sở xây dựng tùy vào từng trường hợp áp dụng (theo mục Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ hoàn công đã nêu trên).
Bước 2: Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý, kiểm tra, xem xét các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ liên quan có đủ và hợp lệ không? Song song với đó là đối chứng với thực tế hiện trạng công trình xây dựng.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, xem xét, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, hoặc cấp xã xác nhận, ký kết văn bản quyết định và thông báo lại cho bên yêu cầu hoàn công.
Tóm lại, bài viết trên đã giải thích cho bạn hiểu khái niệm hoàn công là gì? Vì sao phải hoàn công? Trường hợp nào phải làm hoàn công và không phải làm thủ tục ấy? Quy trình, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xử lý hoàn công. Tất cả những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng hữu ích với các bạn. Trong thời gian sớm nhất, bạn nên làm thủ tục hoàn công cho ngôi nhà hay công trình xây dựng khác của mình nhé!
NHƠN ĐỨC – CHÚNG TÔI GIÚP BẠN ĐỊNH VỊ CHỦ QUYỀN