Cao độ trong xây dựng là gì?
Cao độ trong xây dựng là gì có lẽ không phải là một khái niệm khó đối với những người chuyên làm việc về lĩnh vực xây dựng. Thế nhưng với những người không chuyên hoặc những người mới vào nghề sẽ chưa thể hiểu hết được khái niệm vô cùng quan trọng này.
Cao độ trong xây dựng còn được gọi với cái tên khác là “cốt” công trình (cos). Trong quá trình thi công thiết kế xây dựng công trình chúng ta có thể sử dụng 2 cách gọi chính thức này. Cao độ trong xây dựng là nghiên cứu và đo đạc chi tiết độ cao, hướng dốc, độ dốc của khu vực chuẩn bị xây dựng.
Tầm quan trọng của cao độ trong xây dựng ?
Việc tiến hành đo đạc cao độ trong xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là chỉ số có ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế công trình trên mảnh đất đó sau này. Việc xác định được chính xác cao độ sẽ giúp cho quá trình quy hoạch diễn ra thuận lợi và có tiến độ nhanh hơn.
Khi có chỉ số cao độ chính xác, chúng ta mới có thể thiết kế được các công trình nhà ở, quy hoạch được các công trình phụ trợ: hệ thống giao thông, cống thoát nước, hệ thống đường ống… Từ đó giúp tăng cường hiệu quả chống ngập úng, bố trí quy hoạch phù hợp với địa hình.
Cách tính – Ký hiệu cao độ trong xây dựng
nhonduc.vn xin được tổng hợp cách tính cũng như ký hiệu cụ thể của cao độ được quy định trong khi xây dựng công trình. Từ đó giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quát về việc tiến hành đo cao độ công trình – Một bước vô cùng quan trọng trong quy hoạch.
– Cách tính độ cao trong xây dựng:
Khi tiến hành đo đạc địa hình quy hoạch, cao độ sẽ là khoảng cách lấy mặt phẳng làm chuẩn đến vị khác trên cùng mảnh đất đó (có thể cao hơn hoặc thấp hơn). Cao độ trong xây dựng được tính theo đơn vị mét (m). Kết quả chuẩn cuối cùng được lấy đến 3 chữ số sau dấu phẩy thập phân.
– Quy định ký hiệu của cao độ
Quy định ký hiệu của cao độ trong xây dựng là hình tam giác đều có nửa trắng và nửa đen kèm số chú thích bên trên. Trước con số kết quả đo chiều cao mặt bằng công trình có thêm dấu (+) hoặc dấu (-). Ký hiệu (+) thể hiện cao độ dương có vị trí cao hơn mức độ chuẩn. Ký hiệu (-) thể hiện cao độ âm có vị trí thấp hơn mức độ chuẩn.
Phương pháp đo cao độ chuẩn xác thường dùng
– Cách đo cao độ bằng máy thủy bình
Việc đo cao độ bằng máy thủy bình chính là tìm ra sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm được quy định sẵn. Từ đó chúng ta sẽ tính ra được cao độ của vị trí cần đo. Cách đo này được áp dụng phổ biến tại các công trình quy hoạch đô thị hiện nay. Việc đo cao độ bằng máy thủy bình được tiến hành qua các bước sau:
- Xác định vị trí đặt máy thủy bình:
Tùy thuộc vào từng địa hình khác nhau mà chúng ta sẽ có những vị trí cần đo cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi lựa chọn vị trí đặt máy thủy bình chúng ta cần chọn địa điểm có độ cao cao hơn vị trí làm mốc. Vị trí đặt máy cần có nền đất khô ráo, không bị sụt lún. Giá của máy thủy bình phải được đặt chắc chắn và cân bằng.
- Tiến hành đo cao độ:
Người đo sẽ ngắm các điểm hiện lên nhờ mia, sau đó điều chỉnh sao cho hình ảnh hiển thị rõ ràng nhất. Thông số trên mia được đọc theo hàng m và hàng dm, mỗi khoảng đen trắng đỏ trên mia tương ứng là 0.1 dm. Cuối cùng dựa vào các chỉ số để tính toán chúng ta sẽ cho ra được chỉ số cao độ cuối cùng.
* Lưu ý: Để có được chỉ số cao độ chuẩn xác nhất, chúng ta cần tìm đến các địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ đo đạc uy tín như nhonduc.vn .Tại đây các bạn sẽ được cung cấp dịch vụ trắc địa chuẩn nhất với giá cả siêu ưu đãi.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này của nhonduc.vn có thể giúp cho các bạn hiểu thêm được cao độ trong xây dựng là gì? Qua đó hiểu được tầm quan trọng của việc đo cao độ trước khi xây dựng công trình. nhonduc.vn – Chuyên cung cấp các dịch vụ trắc địa uy tín luôn đồng hành cùng các bạn trong mọi công trình. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công Ty TNHH Đo Đạc bản đồ Nhơn Đức
- Hotline: 090 696 09 78
- Website: nhonduc.vn
- Địa chỉ: 867 Nguyễn Bình ấp 2, Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.